Những hôm trời quá nóng mẹ nên để một chậu nước nhỏ trong phòng để tăng độ ẩm cho phòng. Khi bật điều hòa mà muốn ra ngoài nên mở cửa từ từ rồi chờ 2-3 phút mới được đi ra khỏi phòng để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.
Không nên bật quạt to rồi để gần trẻ. Tùy theo lứa tuổi mà các mẹ bật quạt số to nhỏ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh thì không nên để quạt quá gần, luôn để trên 2m trở lên và bật số nhỏ nhất. Lưu ý tuyệt đối không để quạt thốc thẳng vào mặt con.
6. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đủ ánh sáng
Mẹ nên giữ cho nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ để tránh sự phát triển của côn trùng, ruồi, muỗi hay các vi sinh vật có hại khác, bởi mùa hè nóng ẩm là cơ hội để các loại côn trùng độc hại sinh sôi. nảy nở.
Nên để một chậu nước trong phòng hoặc thường xuyên lau nhà bằng khăn ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng, điều này giúp cho trẻ trách được ngạt mũi, viêm họng, chóng mặt, đau đầu.
7. Mặc quần áo dài cho con khi ra ngoài
Vào mùa hè khi ra ngoài mẹ cần cho con mặc quần áo dài tay cho con để tránh bị cháy nắng, đồng thời chống muỗi đốt, bởi muỗi là vật trung gian truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm.
8. Theo dõi sát sao khi con bị sốt
Khi thấy con sốt từ 38.5 độ trở lên cần phải hạ sốt cho con bằng cách nới lỏng quần áo, chườm khăn ướt, dấp nước vào bẹn, nách, trán cho con. Ở nhiệt độ này nên đưa con đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn.
9. Những điều nên làm trong mùa nắng nóng
Giữ cho cơ thể bé sạch sẽ, lau mồ hôi thường xuyên, mặc quần áo thấm mồ hôi chất liệt cotton, thoải mái, thoáng mát.
Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
Kiểm tra xem nơi bé đang chơi có có quá nóng, hoặc bí gió, kém thông thoáng không, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát hơn.
Tắm cho bé thường xuyên mỗi ngày 1 lần.
10. Những điều nên tránh trong mùa nóng
Để bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người.
Để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
Cho bé tắm quá nhiều lần trong ngày, tắm quá lâu, nhất là khi cho bé tắm bể bơi, tắm biển, sông,...
Mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc da chưa khô hẳn, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, nhất là các vùng nếp gấp da như cổ, bẹn, khuỷu, nách...
Thoa phấn rôm khi da còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông làm cản trở tiết